Rối loạn khớp thái dương hàm: Nguyên nhân & cách khắc phục

Rối loạn khớp thái dương hàm khiến người bệnh đau đớn, khó chịu khi mở miệng ăn nhai hoặc nói chuyện. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì và cách khắc phục như thế nào? Cùng Nha Khoa Kim tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Rối loạn khớp thái dương hàm là gì?

Rối loạn khớp thái dương hàm là tình trạng khớp thái dương hàm hoạt động sai cách. Đây là khớp phức tạp nhất trong cơ thể người, đóng vai trò như một bản lề trượt để liên kết xương hàm với hộp sọ.

Khớp có nhiệm vụ đưa hàm dưới ra trước, lui sau và sang 2 bên. Nếu xảy ra bất cứ vấn đề nào làm cho hệ thống cơ, dây chằng, đĩa đệm và cấu trúc xương hoạt động không đúng cách thì được gọi là rối loạn.

Nguyên nhân gây rối loạn khớp thái dương hàm

Có nhiều nguyên nhân khiến khớp thái dương hàm hoạt động sai cách. Bao gồm:

  • Yếu tố di truyền khiến khớp thái dương hàm bị sai lệch do bẩm sinh
  • Người có thói quen nghiến răng có nguy cơ bị lệch khớp thái dương hàm cao hơn người bình thường. Thói quen này diễn ra thường xuyên sẽ làm mòn mặt nhai của răng, sai lệch khớp cắn dẫn đến rối loạn.
  • Bệnh nhân từng bị chấn thương hàm mặt, cụ thể là phần hàm khiến khớp thái dương hàm bị trật.
  • Thói quen răng uống cũng là yếu tố tác động không nhỏ. Những người thường xuyên nhai một bên hoặc ăn các đồ ăn dai, cứng cũng dẫn đến tình trạng này.
  • Tâm lý không ổn định, tâm trạng lo âu, căng thẳng làm xuất hiện các phản xạ co cơ hàm bất thường.
  • Người mắc các chứng bệnh liên quan đến hệ thần kinh cũng ảnh hưởng đến phản xạ của hệ thống nhai, gây ra tình trạng nghiến răng và về lâu dài sẽ khiến khớp thái dương hàm bị rối loạn.

Triệu chứng nhận biết rối loạn khớp thái dương hàm

Rối loạn khớp thái dương hàm được hiểu là tình trạng các cơ nhai và hoạt động không bình thường của khớp thái dương hàm. Các triệu chứng của bệnh có thể chỉ xuất hiện thoáng qua và ngay lập tức biến mất nên rất khó để phát hiện.

Đau là triệu chứng điển hình và thường xuyên xuất hiện của bệnh. Các cơn đau có thể xuất hiện từ từ một cách âm ỉ nhưng đôi khi sẽ đau nhói. Ngoài ra, còn có một số triệu chứng khác cảnh báo tình trạng bệnh lý này:

  • Đau ở vùng cơ làm cho hoạt động nhai nghiền thức ăn ở vùng dưới hàm, vùng góc hàm đều bị đau.
  • Cảm thấy đau nhức hoặc mệt mỏi khi ăn nhai, nói chuyện, há miệng
  • Có cảm giác “kẹt hàm” khi há miệng, xuất hiện âm thanh lục cục khi hoạt động cơ hàm
  • Đau xảy ra ở các vùng cơ quan lân cận như trước tai, trong tai, đau cổ, vai, gáy, hai bên thái dương và thậm chí lan ra nửa đầu.

Rối loạn khớp thái dương hàm có nguy hiểm không?

Nếu bạn bị rối loạn khớp thái dương hàm ở mức độ nhẹ thì chỉ bị cản trở chức năng ăn nhai một chút, đi kèm là cảm giác đau nhức, mệt mỏi. Sau một thời gian, bệnh có thể tự khỏi mà không cần phải can thiệp điều trị.

Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp bệnh gây ra các biến chứng nghiêm trọng như:

  • Bệnh gây đau nhức, mỏi cơ hàm làm hoạt động ăn nhai bị cản trở. Khi đó, cơ thể sẽ dễ bị suy nhược, thiếu hụt chất dinh dưỡng. Về lâu dài hình thành cảm giác biếng ăn.
  • Cơn đau xảy ra thường xuyên, thậm chí là ngay cả khi há miệng.
  • Nếu không sớm điều trị bệnh có thể ảnh hưởng đến các phần xương khớp liên quan và gây ra tình trạng viêm nhiễm khó điều trị.

Cách điều trị rối loạn khớp thái dương hàm

Rối loạn khớp thái dương hàm có thể điều trị bằng các phương pháp sau đây:

Điều trị nội khoa bằng cách dùng thuốc

Đối với tình trạng rối loạn khớp thái dương hàm gây viêm khớp thái dương, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng các loại thuốc điều trị khớp thái dương hàm như Aspirin, thuốc giãn cơ hoặc một số loại thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không kê đơn khác.

Sử dụng dụng cụ bảo vệ miệng

Nếu nguyên nhân gây bệnh xuất phát từ tình trạng nghiến răng khi ngủ, bác sĩ sẽ chỉ định các dụng như nha khoa như máng bảo vệ miệng, máng chống nghiến răng để giảm tác động của việc nghiến răng lên cơ hàm.

Vật lý trị liệu

Các bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp cơ hàm được kéo căng, tăng cường các cơ xung quanh khớp hàm. Từ đó, làm giảm các triệu chứng rối loạn khớp thái dương hàm, gây đau cơ và co thắt cơ.

Tập thư giãn và thả lỏng cơ hàm

Bạn nên học các kỹ thuật thư giãn và thả lỏng cơ hàm để kiểm soát tình trạng căng cơ hàm. Tốt nhất là nên xin tư vấn của bác sĩ hoặc tham gia các khóa trị liệu để nắm được phương pháp giảm căng cơ

Giải tỏa tâm lý, căng thẳng thần kinh

Nếu khớp thái dương bị rối loạn do căng thẳng, áp lực, lo âu thì bạn đến gặp bác sĩ tâm lý để để được giải tỏa tâm lý, giữ tinh thần ổn định, luôn trong trạng thái tốt nhất.

Niềng răng nắn chỉnh lại khớp cắn

Niềng răng là việc sử dụng các khí cụ chỉnh nha để tác động lực lên răng, giúp các răng sai lệch dịch chuyển về đúng vị trí trên cung hàm. So với các phương pháp chữa trị khác, niềng răng mất nhiều thời gian hơn nên người bệnh cần kiên nhẫn.

Kích thích dây thần kinh điện qua da

Phương pháp này còn được gọi là TENS, bằng việc sử dụng dòng điện cường độ thấp để giúp cơ hàm của bạn bị giãn và hoạt động trở lại như bình thường.

Phẫu thuật khớp hàm

Nếu khớp hàm bị tổn thương và các phương pháp điều trị thông thường không thể khắc phục tình trạng này một cách triệt để. Bác sĩ có thể khuyến khích bạn thực hiện phẫu thuật khớp hàm để điều chỉnh các sai lệch.

Ngoài các biện pháp điều trị kể trên, bạn nhân cũng cần thực hiện các thói quen sau để đảm bảo đem lại hiệu quả cho việc điều trị rối loạn khớp thái dương hàm:

  • Ưu tiên ăn các loại thực phẩm mềm, dễ nhai, dễ nuốt. Tốt nhất là nên cắt nhỏ thức ăn để giảm áp lực lên cơ hàm, tránh há miệng khá to.
  • Không nhai đá, nhai vật cứng, nên tập thói quen nhai đều cả hai bên.
  • Không nên há miệng quá rộng khi ngáp.
  • Chủ động thả lỏng cơ quai hàm.
  • Từ bỏ thói quen nghiến răng khi ngủ.
  • Thường xuyên massage, chườm ấm vùng hàm để cơ thái dương được thư giãn và thực hiện các bài tập giảm đau khớp thái dương hàm đơn giản.

Hy vọng qua những chia sẻ của Nha Khoa Kim ở bài viết trên bài đã biết được nguyên nhân gây rối loạn khớp thái dương hàm là gì và cách điều trị. Khi phát hiện bệnh, tốt nhất bạn nên tìm cách xử lý ngay. Tránh để tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến các biệt chứng nguy hiểm, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *